Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 được Quốc hội thông qua ngày 18-01-2024. Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể, phá sản tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, giải thể, chấm dứt hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; việc thành lập, hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định về trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Nghị định này quy định về: Mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 147 Luật Các tổ chức tín dụng đối với các tài sản có quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này; Trường hợp tổ chức tín dụng có thời gian phân bổ lãi phải thu phải thoái lớn hơn 05 năm nhưng không quá 10 năm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 159 Luật Các tổ chức tín dụng. Việc trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng tổn thất các khoản nợ phải thu khó đòi, trừ các khoản quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu quy định chung về tổ chức, quản trị và điều hành của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, tổ chức tín dụng được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; thành lập và chuyển đổi hình thức pháp lý hiện diện thương mại ở nước ngoài, bao gồm chi nhánh, văn phòng đại diện và các hình thức hiện diện thương mại khác ở nước ngoài. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể, chấm dứt hoạt động đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về tổ chức, quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, tổ chức tín dụng được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; thành lập và chuyển đổi hình thức pháp lý hiện diện thương mại ở nước ngoài, bao gồm chi nhánh, văn phòng đại diện và các hình thức hiện diện thương mại khác ở nước ngoài. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể, chấm dứt hoạt động đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng. Thông tư này quy định việc thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đối tượng áp dụng: Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương trong thời gian chưa chuyển đổi thành Ngân hàng hợp tác xã theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác. Giấy tờ có giá dài hạn là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên kể từ khi phát hành đến khi đến hạn thanh toán. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm kể từ khi phát hành đến khi đến hạn thanh toán. Chiết khấu giấy tờ có giá là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi đến hạn thanh toán (sau đây gọi tắt là chiết khấu).
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Luật các tổ chức tín dụng. Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh ngân hàng nước ngoài do ngân hàng nước ngoài quyết định và tuân thủ quy định của Luật này về điều hành, quy định tại Điều 57 và Điều 59 của Luật này về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán độc lập; việc kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định của ngân hàng nước ngoài. Trường hợp một ngân hàng nước ngoài có hai hoặc nhiều chi nhánh hoạt động tại Việt Nam và thực hiện chế độ tài chính, hạch toán, báo cáo hợp nhất thì ngân hàng nước ngoài phải ủy quyền cho một Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nội dung hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng được ghi trong Giấy phép cấp cho từng tổ chức tín dụng. Hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng quy định tại Luật này thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.