Language:

Thư viện luật

Nghị định 28/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 28/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về đối ngoại trong hệ thống chính trị, gồm: Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, công tác về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật; tham mưu định hướng chiến lược và tổ chức triển khai đường lối, chủ trương, chính sách và các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo công tác đối ngoại nhân dân và công tác đối ngoại tại địa phương theo quy định.

Nghị định 27/2025/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 27/2025/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam. Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là cơ quan thông tấn quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; phổ biến thông tin phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước. Thông tấn xã Việt Nam có tên viết tắt tiếng Việt là TTXVN; tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Vietnam News Agency, viết tắt là VNA. Thông tấn xã Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của bộ được giao quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản.

Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính Nhà nước

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính Nhà nước. Phạm vi điều chỉnh gồm có Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ). Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước. Cơ quan thuộc Chính phủ. Bộ máy hành chính giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Sở và tương đương). Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là phòng và tương đương). Các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước khác được thành lập theo quy định của pháp luật.

Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BQP xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BQP thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Thông tư liên tịch này quy định căn cứ, điều kiện, thời hạn, trình tự, thủ tục, trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 164/2024/QH15 ngày 28 tháng 11 năm 2024 của Quốc hội khóa XV thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 164/2024/QH15).

Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT quy định quan hệ phối hợp trong hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng hình sự

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-BCA-BQP-BTP-BNN&PTNT-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định quan hệ phối hợp trong hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng hình sự. Thông tư liên tịch này quy định về cơ chế thông tin, cách thức, trình tự và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng với cá nhân, tổ chức giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong trưng cầu giám định, tiến hành giám định, đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp trong tố tụng hình sự. Việc phối hợp trong hoạt động giám định tư pháp đối với vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP ngày 13 tháng 12 năm 2017 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định trong các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế và những quy định tại Thông tư liên tịch này không trái với quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP.

Nghị định 26/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân nhà Nhà nước Việt Nam

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 26/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân nhà Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng) và các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Nghị định 60/2025/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 116/2020/NĐ-CP về hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 60/2025/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 116/2020/NĐ-CP về hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm (sau đây gọi tắt là Nghị định 116). Xác định nhu cầu đào tạo giáo viên và phương thức thực hiện hỗ trợ sinh viên sư phạm

Nghị định 25/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 25/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ. Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; tổ chức chính quyền địa phương; cán bộ, công chức, viên chức và công vụ; lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội; việc làm; an toàn, vệ sinh lao động; hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ; người có công; thanh niên; bình đẳng giới; văn thư, lưu trữ nhà nước; thi đua, khen thưởng và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.