Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Theo quy định tại khoản 5, khoản 24, khoản 39 Điều 3 Luật Đất đai năm 2024 thì "Bồi thường về đất" là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất thu hồi cho người có đất thu hồi. "Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất" là chính sách của Nhà nước nhằm trợ giúp cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển ngoài các khoản đã bồi thường theo quy định của Luật Đất đai. "Tái định cư" là việc Nhà nước thực hiện bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tại khu tái định cư hoặc địa điểm khác phù hợp cho người có đất thu hồi hoặc hỗ trợ bằng giao đất ở, nhà ở tái định cư cho người không đủ điều kiện bồi thường về đất ở theo quy định của Luật này nhưng không còn chỗ ở nào khác. Tại Điều 3 Nghị định 88/2024/NĐ-CP quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Phương án tái định cư
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc ghi nợ tiền sử dụng đất khi được giao đất tái định cư. Tại Điều 26 Nghị định 88/2024/NĐ-CP quy định về việc ghi nợ tiền sử dụng đất khi được giao đất tái định cư. Theo đó, đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất quy định tại khoản 3 Điều 111 Luật Đất đai là người được bố trí tái định cư mà tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn tiền sử dụng đất phải nộp khi được giao đất tái định cư, nếu có nhu cầu ghi nợ tiền sử dụng đất và cam kết thực hiện bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ. Giá đất để tính ghi nợ tiền sử dụng đất là giá đất được xác định theo bảng giá đất tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Khi thanh toán nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất trả nợ theo số tiền sử dụng đất được nợ ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.