Language:

Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự. Biện pháp khẩn cấp tạm thời được hiểu là biện pháp mà toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án. Tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định có 17 biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi nào?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về cêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi nào? Tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo đó, trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tại Điều 133 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo đó, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 được giải quyết như sau: Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu;