Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, lực lượng Cảnh sát giao thông có quyền dừng xe kiểm tra khi trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật theo mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ hoặc chuyên đề kiểm tra.
Vi phạm hành chính
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sủa đổi năm 2020. Luật này quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 144/2021/NĐ-CP được ban hành ngày 31/12/2021. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính về: Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính; Quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính; Áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính; Quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định chi tiết một số điều của Luật Xử phạt vi phạm Hành chính. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số từ, cụm từ, khoản thuộc điều và biểu mẫu của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bối cảnh sắp xếp chính quyền 02 cấp. Trong bối cảnh cải cách mạnh mẽ bộ máy hành chính nhà nước, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) đang được xây dựng để thích ứng với mô hình tổ chức chính quyền chỉ còn hai cấp: cấp xã và cấp tỉnh. Đây là một thay đổi lớn, kéo theo hàng loạt vấn đề pháp lý cần giải quyết, đặc biệt liên quan đến thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Hiện nay, theo Luật XLVPHC 2012 (và các lần sửa đổi bổ sung trước đó), thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được phân cấp cho nhiều cấp độ chính quyền: từ Chủ tịch UBND cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, tới các cơ quan chuyên môn như Công an, Quản lý thị trường, Thanh tra...