Language:

Nghiên cứu - Trao đổi

Hướng dẫn xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về hướng dẫn xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ của Toà án nhân dân tối cao. Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phấn Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 về các tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ; xác định trị giá tài sản bị chiếm đoạt, thiệt hại do tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ gây ra; xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm.

Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tại Điều 133 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo đó, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 được giải quyết như sau: Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu;

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bối cảnh sắp xếp chính quyền 02 cấp

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bối cảnh sắp xếp chính quyền 02 cấp. Trong bối cảnh cải cách mạnh mẽ bộ máy hành chính nhà nước, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) đang được xây dựng để thích ứng với mô hình tổ chức chính quyền chỉ còn hai cấp: cấp xã và cấp tỉnh. Đây là một thay đổi lớn, kéo theo hàng loạt vấn đề pháp lý cần giải quyết, đặc biệt liên quan đến thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Hiện nay, theo Luật XLVPHC 2012 (và các lần sửa đổi bổ sung trước đó), thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được phân cấp cho nhiều cấp độ chính quyền: từ Chủ tịch UBND cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, tới các cơ quan chuyên môn như Công an, Quản lý thị trường, Thanh tra...

Quyết định lãi, lãi suất trong bản án, quyết định của tòa án

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về quyết định lãi, lãi suất trong bản án, quyết định của tòa án. Đối với trường hợp bên có quyền không yêu cầu trả lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trong quá trình giải quyết vụ án thì bên có nghĩa vụ phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP. Khi giải quyết vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, cùng với việc quyết định khoản tiền mà bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán cho bên được thi hành án thì Tòa án phải quyết định trong bản án hoặc quyết định (Phần quyết định) như sau: đối với trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mà các bên có thỏa thuận về việc trả lãi thì quyết định kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận về mức lãi suất thì quyết định theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Xác định lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản, hợp đồng tín dụng

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về việc xác định lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản, hợp đồng tín dụng. Tại Điều 5 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP quy định việc xác định lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng thuộc trường hợp áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, Hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng xác lập kể từ ngày 01-01-2017 hoặc xác lập trước ngày 01-01-2017 nhưng thuộc trường hợp áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 theo hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP thì tại thời điểm xét xử sơ thẩm, lãi, lãi suất trong hợp đồng được xác định như sau: Hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì theo yêu cầu của bên cho vay, Tòa án xác định bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 trên số tiền chậm trả tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ) x (thời gian chậm trả nợ gốc);

Phải trả lãi suất ra sao khi đến hạn mà không trả đủ số tiền vay?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc phải trả lãi suất ra sao khi đến hạn mà không trả đủ số tiền vay? Tại Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Théo đó, bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi nào?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về cêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi nào? Tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo đó, trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Còn tại Điều 8 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao quy định chi tiết về việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình. “Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý” là bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về một trong các tội quy định tại Chương XIV Bộ luật Hình sự đối với con chưa thành niên với lỗi cố ý. Ví dụ: Cha, mẹ bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại Điều 134 của Bộ luật Hình sự đối với con chưa thành niên. “Hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của con hoặc làm tổn hại đến sư phát triển toàn diện của con.