Language:

Nghiên cứu - Trao đổi

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Tại Điều 7 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao quy định nghĩa vụ cấp dưỡng cho con quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật Hôn nhân và gia đình. Cụ thể: Trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng thì Tòa án giải thích cho họ việc yêu cầu cấp dưỡng cho con là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy người trực tiếp nuôi con có khả năng, điều kiện nuôi dưỡng và việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng cho con. Tiền cấp dưỡng cho con là toàn bộ chi phí cho việc nuôi dưỡng, học tập của con và do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không thoả thuận được thì Tòa án quyết định mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng do Tòa án quyết định nhưng không thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng đối với mỗi người con.

Quy định về giải quyết việc nuôi con khi ly hôn

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về quy định về giải quyết việc nuôi con khi ly hôn. Tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia định quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Theo đó, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Giấy tờ có giá, theo quy định pháp luật là những giấy tờ gì?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về giấy tờ có giá, theo quy định pháp luật là những giấy tờ gì? Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP thì “Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch”. Như vậy, ngoài các giấy tờ được liệt kê tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP nêu trên thì các giấy tờ khác chỉ được coi là “giấy tờ có giá” nếu có đủ các điều kiện sau: (1) Trị giá được thành tiền; (2) Được phép giao dịch; (3) Được pháp luật quy định rõ nó là “giấy tờ có giá”. Và tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định "Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản". Như vậy, giấy tờ có giá là một loại tài sản theo luật dân sự.

Xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân. Tại Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân. Cụ thể như sau: người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự năm 2015. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Tại Điều 4 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP về việc xác định tuổi của người gây thiệt hại theo quy định tại Điều 586 của Bộ luật Dân sự. Theo đó, tuổi của người gây thiệt hại được tính tại thời điểm gây thiệt hại. Trường hợp không xác định được chính xác tuổi của người gây thiệt hại thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định như sau:

Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự. Biện pháp khẩn cấp tạm thời được hiểu là biện pháp mà toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án. Tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định có 17 biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Chi phí, kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về chi phí, kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Tại Điều 27 Nghị định 88/2024/NĐ-CP quy định  về chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết định phê duyệt chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Theo đó, đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm lập dự toán chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của từng dự án theo quy định sau đây: Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định hiện hành; Đối với các khoản chi chưa có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá thì lập dự toán theo thực tế cho phù hợp với đặc điểm của từng dự án và thực tế ở địa phương; Chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, xăng xe, hậu cần phục vụ và các khoản phục vụ cho bộ máy quản lý được tính theo nhu cầu thực tế của từng dự án.

Ghi nợ tiền sử dụng đất khi được giao đất tái định cư

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc ghi nợ tiền sử dụng đất khi được giao đất tái định cư. Tại Điều 26 Nghị định 88/2024/NĐ-CP quy định về việc ghi nợ tiền sử dụng đất khi được giao đất tái định cư. Theo đó, đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất quy định tại khoản 3 Điều 111 Luật Đất đai là người được bố trí tái định cư mà tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn tiền sử dụng đất phải nộp khi được giao đất tái định cư, nếu có nhu cầu ghi nợ tiền sử dụng đất và cam kết thực hiện bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ. Giá đất để tính ghi nợ tiền sử dụng đất là giá đất được xác định theo bảng giá đất tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Khi thanh toán nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất trả nợ theo số tiền sử dụng đất được nợ ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất được thực hiện ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất được thực hiện ra sao? Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do Nhà nước bảo đảm. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm: tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí khác. Theo quy định tại khoản 6 Điều 94 Luật Đất đai năm 2024 thì người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.